Bong gân trật khớp là những chấn thương phổ biến khi chơi các môn thể thao có va chạm. Những chấn thương này xảy ra khi các dây chằng, gân bị kéo giãn quá mức hoặc khớp bị di chuyển ra khỏi vị trí bình thường. Đa phần bong gân, trật khớp không nghiêm trọng nhưng cũng cần được xử lý đúng cách để tránh biến chứng. Sử dụng các phụ kiên bảo vệ là cách thông thường vừa hỗ trợ điều trị vừa để đề phòng chấn thương xảy ra.
Nguyên nhân gây ra bong gân và trật khớp
Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong gân và trật khớp.

Trật khớp cổ chân nên làm gì
“Bong gân” là một thuật ngữ phổ thông dùng để mô tả các tổn thương làm căng dãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng, cấu trúc kết nối xương với xương. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp vững chắc và có thể dẫn đến tình trạng mất vững khớp mà chưa dẫn đến trật khớp.
Còn “trật khớp” xảy ra khi các đầu xương di chuyển một cách bất thường, dẫn đến việc diện tiếp khớp bị sai lệch. Trật khớp thường là hậu quả của các chấn thương nặng và thường đi kèm với tổn thương nặng nề của dây chằng, màng bao khớp và các cấu trúc xung quanh.
Nguyên nhân thường gây ra bong gân bao gồm:
- Chấn thương do vận động quá mạnh: Người thường xuyên tham gia vào hoạt động thể thao hoặc công việc đòi hỏi cường độ lớn, mà không sử dụng đầy đủ sản phẩm bảo vệ cho tay, chân, đầu gối, v.v., có nguy cơ cao bị tổn thương mô mồm và khớp.
- Khớp bị va chạm mạnh: Rơi ngã, trẹo khớp hoặc bị đánh đập trong các tai nạn có thể khiến cho dây chằng xung quanh khớp bị căng ra hoặc đứt một phần hoặc hoàn toàn.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường mắc bệnh loãng xương, làm cho dây chằng suy yếu và các khớp không còn đàn hồi, lỏng lẻo. Ngược lại, trẻ em thường có các khớp yếu và thích hoạt động nô đùa, chạy nhảy, tạo ra nguy cơ cao bị bong gân.
- Bệnh lý: Những người mắc các bệnh như loãng xương, viêm khớp, hay xương thủy tinh có khả năng bị bong gân ngay cả sau va đập nhẹ.
Còn trật khớp thường xuất phát từ:
- Chấn thương mạnh: Khi vận động quá mạnh, đầu xương có thể trật khỏi vị trí ổ khớp, và trật khớp thường xảy ra nhiều nhất ở vai, khuỷu tay, cổ chân, và các vùng khác của cơ thể.
- Cường độ vận động quá mức: Khi một khớp phải chịu cường độ vận động quá mức, ví dụ như quá tải hoặc áp lực mạnh lên khớp trong một khoảng thời gian dài, có thể dẫn đến trật khớp. Điều này thường xảy ra ở những người tham gia vào hoạt động đòi hỏi sức mạnh hoặc hoạt động lặp đi lặp lại.
- Yếu tố bẩm sinh: Một số người có cấu trúc khớp không hoàn hảo từ khi còn bé, điều này có thể làm tăng nguy cơ trật khớp trong quá trình phát triển và hoạt động.
- Các tình trạng y tế khác: Một số bệnh và tình trạng y tế, như bệnh cơ xương, viêm khớp, hoặc các vấn đề về cơ bắp và dây chằng, có thể làm tăng nguy cơ trật khớp.
Xử lý nhanh những vết thương bong gân, trật khớp
Khi bị bong gân, trật khớp, điều đầu tiên cần làm là dừng ngay các hoạt động, tránh chịu trọng lực hoặc vận động thêm vào vùng bị chấn thương. Tiếp theo, nên sơ cứu bằng cách dùng đá lạnh đắp lên vùng bị thương để giảm đau và không làm trầm trọng thêm chấn thương. Nên nghỉ ngơi, nâng cao và đỡ chỗ bị thương bằng gậy nẹp hoặc vật cứng khác.

Chườm đá lạnh lên vết thương bị bong gân
Đối với bong gân
- Tránh vận động quá mạnh: Điều cần làm đó là để cho bộ phận bị thương được nghỉ ngơi. Nếu tổn thương những vùng cơ bên dưới thì cần hạn chế đi lại hoặc có thể sử dụng nạng. Khi người bệnh đỡ đau có thể nhẹ nhàng tập vận động trở lại. Trong trường hợp bong gân nặng, cần phải để khớp bị thương tổn ở tư thế cơ năng- là tư thế mà khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn. Người bệnh thường được bó bột hoặc nẹp bột để hỗ trợ cho khớp ở tư thế cơ năng. Sau 4- 6 tuần, có thể cho người bệnh tập vận động trở lại.
- Chườm lạnh: Đây là cách giảm các triệu chứng đau nhức ngay lập tức và tránh cho vết thương sưng lên. Chườm lạnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chấn thương, trong khoảng 15- 30 phút, 4-8 lần mỗi ngày trong vòng 48 giờ đầu hoặc cho đến khi thấy đỡ sưng nề. Nếu sử dụng đá để chườm cần tránh chườm một vị trí trong thời gian quá lâu gây bỏng lạnh phần mềm.
- Băng bó vùng cơ bị tổn thương: ngoài sử dụng các băng y tế. Bạn có thể sử dụng những phụ kiện thể thao chính hãng đến từ thương hiệu GoodFit. Các sản phẩm chính hãng thường mềm mại, thoáng khí. Lưu ý băng ép không quá chặt sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng cũng không quá lỏng thì mới hiệu quả.
- Luôn để vùng bị tổn thương ở trạng thái cao hơn bình thường: cách này để giảm thiểu tối đa khả năng bị sưng, tấy cho vùng bị tổn thương. Ví dụ tổn thương chân thì luôn đặt chân lên cao hơn trên 1 chiếc gối, hoặc đặt tay lên 1 chiếc gối.
Đối với trật khớp
Trật khớp thường khó xử lý hơn bong gân và khó xử lý hơn nếu bạn không có chuyên môn. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và nắn khớp về vị trí cũ. Đồng thời, chụp X-Quang để loại trừ những tổn thương khớp khác. Sau đó, không được vận động trong vòng 2-3 ngày và tránh vận động khớp trong vòng 2-3 tháng để phục hồi tốt nhất.
Trong vòng 24-48 tiếng, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chụp X-quang hoặc MRI để xác định mức độ tổn thương. Đa số bong gân, trật khớp độ 1-2 chỉ cần băng bó kín vùng bị thương, bất động bằng nẹp cứng và uống thuốc giảm đau, chống viêm. Tuyệt đối không nên tự ý bó bột hoặc không đi khám ngay mà cố gắng vận động bình thường.
Trong trường hợp bong gân, trật khớp nặng hơn ở cấp độ 3 trở lên, có thể cần phải can thiệp phẫu thuật để khâu lại dây chằng, gân hoặc đặt lại khớp vào đúng vị trí. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn về việc điều trị phục hồi chức năng của bác sĩ như đeo nẹp, vật lý trị liệu, tập luyện nhẹ nhàng… để có thể phục hồi hoàn toàn chức năng vận động.
Phòng ngừa chấn thương bong gân trật khớp trong tập luyện thể thao\
Để phòng tránh bong gân, trật khớp khi chơi thể thao, cần lưu ý một số điều sau:
- Khởi động, giãn cơ trước khi tập luyện hoặc thi đấu để làm nóng cơ bắp, tăng tính dẻo dai cho cơ xương khớp.
- Mặc quần áo, giày dép thể thao phù hợp, đảm bảo thoải mái vận động và bảo vệ cơ thể.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp bằng các bài tập cử tạ, yoga, thể dục nhịp điệu.
- Duy trì thói quen rèn luyện thể lực đều đặn, không để cơ thể bị căng cứng khi đột ngột tập luyện mạnh.
- Giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Tránh tập thể dục hoặc chơi thể thao khi bị đau cơ, đau khớp hoặc cảm thấy mệt mỏi.
- Thực hiện các bài tập kéo giãn hàng ngày.
- Sử dụng các phụ kiện bảo hộ khi chơi thể thao.
Nếu xảy ra bong gân, trật khớp, hãy xử lý theo nguyên tắc sơ cứu ban đầu và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng về sau. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt và an toàn khi chơi thể thao!